3 đổi mới trong môn Toán lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới

0
335

Tăng cường hoạt động học tập và làm việc theo nhóm; đánh giá kết quả bằng quá trình, sự tiến bộ của học sinh; chú trọng hình thành năng lực tư duy, áp dụng lý thuyết Toán học vào thực tiễn là một trong những đổi mới tích cực.

Đổi mới để bắt kịp xu hướng giáo dục hiện đại  

Năm học 2020-2021, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức được triển khai ở lớp 1. Nếu như trước đây, theo quan niệm của giáo dục truyền thống, việc truyền tải kiến thức được coi là thiết yếu. Giáo viên là người đứng ở vị trí trung tâm của việc truyền tải kiến thức và giảng dạy, học sinh là những người thụ động tiếp thu kiến thức. Cách làm ấy đã kéo dài nhiều năm nay mà vẫn chưa có sự thay đổi. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ chuyển hóa như hiện nay, giáo dục đang đứng trước nhiều thách thức mới, đòi hỏi phải có sự đổi mới hoàn toàn. 

Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đã ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu cần thiết của xu hướng giáo dục hiện đại. Với chủ trương xây dựng theo mô hình phát triển năng lực toàn diện, mục đích đổi mới của chương trình GDPT mới hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Chú trọng vào các nội dung cần thiết, tạo hứng thú, sở thích cho người học, phù hợp với cách tiếp cận của thế giới ngày nay. Chương trình GDPT mới hướng tới việc tạo sự thích thú, khám phá cho học sinh, mỗi người đều được học theo một cách phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân. 

Học sinh được đặt lên vị trí trung tâm của giáo dục nên cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập; chủ động tìm tòi, khám phá những kiến thức mới. Trong đó, các em sẽ được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế; có cơ hội bộc lộ, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã được học. Dạy học hướng tới đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân học sinh được chú trọng. 

Chương trình GDPT mới khuyến khích học sinh vận dụng kết hợp nhiều kỹ năng để giải quyết thực tiễn.

 Ảnh minh họa.

Ba thay đổi chính trong môn Toán lớp 1

Đối với thay đổi trong sách giáo khoa (sgk) Toán lớp 1, sẽ có 5 bộ sgk khác nhau được sử dụng trong các trường học. Các bộ sách đều được hội đồng kiểm duyệt kỹ càng về nội dung, hình thức,… bảo đảm đủ tiêu chuẩn theo chương trình GDPT mới thì mới cho phép phát hành. Nội dung chính trong mỗi bộ sách không có sự khác nhau, chỉ thay đổi ở thứ tự và các chủ đề lớn như: hình học, đơn vị đo, các số và phép tính. Chủ yếu theo ý đồ của người viết, sắp xếp thứ tự khác nhau thì cách khai thác và tiếp cận kiến thức cũng khác nhau. Nhưng với nhiều hình ảnh sinh động, hấp dẫn mỗi bộ sách đều có thêm nhiều hoạt động giúp học sinh tăng cường làm việc nhóm, đảm bảo phát triển tối đa năng lực học sinh. 

Bên cạnh đó, cách đánh giá xếp loại học sinh cũng có sự thay đổi. Theo dự thảo Thông tư ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, việc đánh giá kết quả không nặng về điểm số mà coi trọng đánh giá quá trình, sự tiến bộ của học sinh; không so sánh, xếp loại học sinh này với học sinh khác; không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. Cụ thể trong môn toán lớp 1, việc đánh giá mức độ hoàn thành dựa trên một số yêu cầu sau: Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10, 20, 100; Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100; Nhận biết và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả đúng;…. 

Đối với phương pháp học, môn Toán lớp 1 theo chương trình GDPT mới sẽ không thay đổi nhiều về mặt kiến thức nhưng chú trọng nhất vào khả năng hiểu và tiếp cận Toán học cho trẻ, bao gồm: hình thành năng lực tư duy Toán học cho học sinh thay vì ghi nhớ, đánh số thông thường; chú trọng học sinh hiểu bản chất môn Toán và biết cách áp dụng các lý thuyết, công thức đã được học vào việc giải quyết vấn đề trong thực tiễn. 

Cụ thể, thay vì ghi chép ghi nhớ từ những bài học lý thuyết thì ở trong mỗi tiết học, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động như: thảo luận nhóm, quan sát mô hình thực tế, vận dụng Toán vào những hoạt động thường ngày,… để hiểu bản chất một cách đơn giản nhất nhờ vào các ví dụ thực tiễn. 

Ngoài ra, học sinh được xây dựng 5 năng lực: năng lực tư duy, lập luận Toán học; năng lực mô hình hóa Toán học; năng lực giải quyết vấn đề Toán học; năng lực giao tiếp Toán học; năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện Toán học. Việc phát triển các năng lực trên sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ vấn đề, giảm bớt áp lực thi cử và có nhiều cơ hội đưa Toán học vào đời sống. 

Hướng tới việc xây dựng các bài học giúp học sinh phát triển năng lực tư duy Toán học theo định hướng của chương trình GDPT mới, chương trình Phát triển năng lực do Hệ thống Giáo dục HOCMAI đang xây dựng sẽ giúp các em phát triển năng lực tư duy toán học thông qua những bài giảng và hoạt động giàu tính ứng dụng thực tế. Học sinh được thực hành kiến thức trong mỗi buổi học theo sự hướng dẫn của giáo viên. Từ đó việc học tập trở nên vui vẻ, dễ dàng hơn theo hướng giúp học sinh chủ động khám phá kiến thức và hiểu đúng bản chất của vấn đề, dần dần sẽ hình thành tư duy suy luận và phản biện. Song hành cùng chương trình Phát triển năng lực Toán 1 là bộ dụng cụ học tập “Hộp Kiến Thức” bao gồm thẻ học tập, phiếu học tập thực hành kiến thức và bộ đồ dùng giúp phụ huynh và học sinh thuận tiện hơn trong quá trình học, tiếp cận môn Toán một cách tự nhiên, nhẹ nhàng ngay từ những năm học đầu tiên. 

Cô Dư Thị Thanh Mai  trong Chương trình Phát triển năng lực Toán 1.

Lớp 1 là nhóm đầu tiên được áp dụng chương trình GDPT mới trong năm 2020-2021, với những thay đổi tích cực như trên, cha mẹ cần chuẩn bị cho con rất nhiều từ kiến thức cho đến tinh thần để giúp con sẵn sàng thích nghi với phương pháp giáo dục hiện nay. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây