M.U.R.D.E.R – Phương pháp học tập hiệu quả học sinh nên biết

0
356

Tình trạng học trước quên sau, không tập trung học được xảy ra ở rất nhiều các bạn học sinh từ cấp bậc tiêu học đến trung học phổ thông. Khi học lý thuyết thì rất hiểu, nhưng làm bài tập vận dụng lại kém…

Ngày trước bản thân tôi cũng rơi vào tình trạng như vậy, hoang mang, lo sợ bản thân học nhiều hiểu ít. Cho đến khi chị được một người bạn chia sẻ một phương pháp học vô cùng hiệu quả – Phương pháp học M.U.R.D.E.R. Đây là phương pháp học đã được các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu và phổ biến rộng rãi, nó không chỉ áp dụng cho việc học mà kể cả người đi làm cũng có thể áp dụng được.

M.U.R.D.E.R là từ tiếng Anh được ghép bởi các chữ Mood, Understanding, Recall, Digest, Expand , Review .

Mood (Tâm trạng)

Yếu tố đầu tiên, chính bản thân học sinh cần biết, đó là tâm trạng khi học bài. Các em không thể học thuộc lòng được 1 bài thơ, giải được một bài toán nếu mình đang có tâm trạng buồn bực hoặc tâm trạng không thoải mái. Vì vậy hãy chuẩn bị một tinh thần học thật thoải mái, tươi vui và hào hứng. Có như vậy các em mới có thể học tập một cách hiệu quả.

Một mẹo nho nhỏ để điều chỉnh tâm trạng khi học bài, đó là các em hãy chọn cho mình một không gian và một thái độ thích hợp trước khi học.

Understanding (Sự hiểu biết)

Khi bắt đầu học một chủ đề, chính bản thân các em cần nắm rõ nội dung bài học, hiểu biết những kiến thức từ cơ bản tới trọng tâm nhất. Trong quá trình học, sẽ có những nội dung các em cảm thấy khó hiểu, đừng bỏ qua mã hãy note lại phần đó để xem sau hoặc hỏi bạn bè, thầy cô. Các em nên dành thời gian tập trung vào các phần hoặc các nhóm bài tập các em có thể giải quyết được.

Recall (nhắc lại)

Với những dạng bài đã hiểu và làm được, các em chớ nên bỏ qua và học phần mới, hãy tập trung làm và nghĩ ra các phương pháp tối ưu, rút ngắn thời gian khi làm bài hơn. Hãy chuyển bài học đó sang ngôn ngữ của chính mình, điều đó sẽ giúp các em nhớ lâu và hiểu sâu nhất bài học.

Digest (hấp thụ)

Đây là bước các em cần xem lại những bài tập, những phần kiến thức mình chưa hiểu, và được note vào trước đó. Rà soát lại các dữ kiện mà bài học đưa ra, từ đó tìm cho mình hướng giải quyết. Ngoài ra các em có thể trao đổi với bạn bè, hoặc hỏi thầy cô phương pháp. Tuy nhiên khi đã được giải đáp, các em cần hiểu sâu vấn để, nghiền ngẫm bài đó để hiểu được bản chất của bài học.

Expand (mở rộng)

Đừng bó buộc việc học của mình chỉ trong khuôn khổ của bài, thay vào đó có thể mở rộng vấn đề, giúp bài học của mình phong phú hơn. Để mở rộng vấn đề một cách đơn giản nhất, các em có thể trả lời 3 câu hỏi:

  •  Nếu em có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì em sẽ hỏi gì và sẽ phê bình cái gì?
  • Những bài học này này sẽ được áp dụng như thế nào vào thực tế?
  • Tôi sẽ phải làm như thế nào, để khiến bài học này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu cho các bạn khác?

Review (ôn lại)

Và sau khi đã hoàn thành 5 bước ở trên, bước cuối cùng chính là việc ôn lại những kiến thức đã học. Không phải tự nhiên môn học nào cũng có phần ôn tập ở cuối chương, việc ôn tập lại giúp các em nhớ lại kiến thức. Não bộ của chúng ta rất dễ quên những kiến đã trải qua lâu, nếu không được ôn tập thường xuyên. Các em có thể dễ dàng nhận thấy, một dạng toán nếu lâu không làm tới, sẽ mất khá nhiều thời gian để giải nó. Chính vì vậy, khi học các kiến thức mới, các em đừng quên thỉnh thoảng xem lại, làm một vài bài tập cũ để nhớ lâu hơn.

Việc học không cần học quá nhiều, mà chỉ cần có phương pháp mới đem lại hiệu quả. Với M.U.R.D.E.R. nếu được áp dụng tốt, các em có thể dễ dàng học tập mà không còn sợ mình học vẹt, học nhớ trước quên sau.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây