Những tips giúp ba mẹ giải tỏa cơn cáu gắt của trẻ

0
340

Khi trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 4, ba mẹ sẽ thường xuyên phải chứng kiến cảnh bé cáu gắt, hờn dỗi, quăng ném đồ chơi…Ba mẹ đừng vội lo bé nhà mình là trường hợp cá biệt, bởi hầu hết trẻ ở độ tuổi này đều có tình huống tương tự. Vậy làm thế nào để ba mẹ có thể giải tỏa cơn giận giữ, cáu gắt của trẻ? Dưới đây sẽ là một số tips các ba mẹ cần biết.

Trẻ cáu gắt do đâu?

Trẻ cáu gắt, giận, giữ hay khóc lóc không bởi trẻ hư, không biết vâng lời cha mẹ hay do cha mẹ quá nuông chiều trẻ. Việc trẻ cáu gắt do trẻ còn quá nhỏ, chưa biết tiết chế cảm xúc, bởi vậy khi trẻ thất vọng, không hài lòng với việc nào đó sẽ trở nên cáu gắt, hờn dỗi.

Khi trẻ không được đáp ứng những điều muốn làm, trẻ sẽ cảm thấy thất vọng. Việc trẻ cáu gắt, hờn dỗi chỉ đơn giản là cách để trẻ bộc phát sự tức giận đó và đây là một hiện tượng tâm lý bình thường của trẻ. Theo các chuyên gia ước tính, những trẻ từ 2 tuổi trở lên sẽ có ít nhất một cơn cáu gắt trong một tuần và thường kéo dài từ 15 cho đến 30 phút.

Ba mẹ phải làm gì để giải tỏa cơn cáu gắt của trẻ?

  1. Ngăn chặn những cơn cáu gắt từ trẻ

Cách để trẻ không cáu gắt chính là việc ba mẹ cần nhận biết trước được nguy cơ dẫn đến sự cáu gắt của trẻ, dưới đây là một số mẹo giúp ba mẹ ngăn chặn cơn cáu gắt của trẻ:

  • Ba mẹ hãy chắc chắn trẻ không bị mệt mỏi, thiếu ngủ bằng cách để trẻ nghỉ ngơi đầy đủ;
  • Ba mẹ nên cho trẻ chơi các trò chơi đúng với lứa tuổi, hạn chế để trẻ chơi các trò chơi mang tính thách thức, khó khăn với khả năng của trẻ; Ba mẹ cần tinh tế nhận biết trước các dấu hiệu trẻ sắp mất kiểm soát và hướng trẻ đến những trò chơi mang tính vui vẻ, dễ dàng hơn với trẻ.
  • Khi trẻ muốn làm điều gì đó không được phép, đừng nói “không” để cấm đoán trẻ không được làm điều này, điều kia mà hãy hướng trẻ đến lựa chọn thay thế. 
  1. Giúp trẻ khắc chế những cơn cáu gắt

Nếu ba mẹ biết cách để những cơn cáu gắt của trẻ đi qua một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Đừng nên quát mắng, cáu gắt lại với trẻ, điều này chỉ khiến trẻ thêm giận giữ và cơn cáu gắt sẽ kéo dài hơn mà thôi. Ba mẹ hãy thật nhẹ nhàng, bình tĩnh, khi đó trẻ cảm thấy an toàn và cơn giận giữ của trẻ sẽ dịu xuống. 

Những cơn cáu gắt của trẻ ở độ tuổi 1 đến 4 không hề vô ích, nó sẽ là nền tảng để ba mẹ có thể rèn trẻ và ba mẹ có tính kiên nhẫn hơn với mọi việc.

Đôi khi, ba mẹ cũng cần phạt nếu trẻ cáu gắt như: Phạt trẻ ngồi một mình trong góc trong thời gian ngắn (trẻ vẫn phải trong tầm kiểm soát của ba mẹ), hoặc đơn giản là trao cho trẻ những cái ôm động viên, an ủi. Nếu trẻ cáu gắt ở nơi công cộng, ba mẹ cần giữ bình tĩnh và đưa trẻ đến một nơi yên tĩnh để cơn giận giữ của trẻ được dịu lại.

Trong chương trình Return of Superman của Hàn Quốc, tôi thực sự thích cách giáo dục của ông bố có 3 đứa trẻ sinh ba (Daehan – Minguk – Manse). Bởi khi các con cáu gắt, ném đồ đạc, ông bố trẻ sẽ phạt con bằng phương pháp “Chiếc ghế suy ngẫm” – đứa trẻ có lỗi sẽ phải ngồi vào ghế, quay mặt vào tường 5 phút để suy ngẫm lý do vì sao mình bị phạt. Và điều ngạc nhiên là cả 3 đứa đều ngồi ngoan ngoãn cho đến khi bố vào và trao cho các con những cái ôm hôn đầy yêu thương. Và điều ngạc nhiên là sau lần phạt đó, 3 đứa trẻ lại ngoan ngoãn vui chơi và dường như chúng đã quên đi việc bản thân cáu gắt, hờn dỗi nhau ban đầu.

Khi trẻ trở lại trạng thái bình thường, ba mẹ hãy tìm cách nói đến những điều tích cực trong câu chuyện vừa xảy ra hay đơn giản là giảng giải cho trẻ biết việc vừa rồi trẻ làm là chưa đúng. Những năm tháng đầu đời là khoảng thời gian giúp trẻ hình thành được tính cách sau này, ba mẹ hãy thật kiên nhẫn và dịu dàng với con nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây