Cha mẹ cần đồng hành cùng con trong giai đoạn vào lớp 1

0
322

Giai đoạn vào lớp 1, con chuyển từ mầm non lên tiểu học, việc chuẩn bị một hành trang vững chắc sẽ là chiếc chìa khóa mở cánh cửa tương lai tươi mới. Giai đoạn này, cha mẹ là người bạn đồng hành, đóng vai trò quan trọng để con được làm quen và thích nghi với môi trường học tập mới. 

Trong giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1, trẻ dễ rơi vào khủng hoảng tuổi tâm lý tuổi lên 6

Theo PGS- TS Phạm Xuân Khanh: “ Trong giai đoạn chuyển tiếp vào lớp 1, trẻ dễ gặp phải những bất ổn về mặt tâm lý do thay đổi môi trường sống và các yếu tố khác như các mối quan hệ, sự kỳ vọng của bố mẹ và thầy cô. Trẻ chưa đủ khả năng để tự giải quyết tâm lý cũng như các vấn đề gặp phải. Chính vì thế, trẻ cần có sự đồng hành và hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô, những người giàu kinh nghiệm đã từng đi qua thời kỳ khủng hoảng đó.”

Có rất nhiều yếu tố tác động vào tâm lý của các bé trong giai đoạn này. Đặc biệt là việc thích nghi với việc thay đổi giờ giấc sinh hoạt. Nếu như ở mẫu giáo, hoạt động chơi của trẻ là chủ đạo, việc học được xen kẽ để phù hợp với lứa tuổi. Con khi vào lớp 1, học tập sẽ là hoạt động chính trong quá trình lên lớp.  Giờ đi học hay ngủ trưa cũng vào nề nếp và trong khoảng thời gian cố định, nên trẻ dễ mệt hơn khi bắt đầu thích nghi.

Bên cạnh đó, trẻ vào lớp 1 sẽ không được thoải mái vui chơi, chạy nhảy mà phải ngồi yên một chỗ trong 45 phút để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Việc ngồi học trong thời gian dài khiến trẻ dễ nản và gặp nhiều khó khăn nếu không được bố mẹ cho làm quen từ sớm. 

Đặc biệt, trong giai đoạn trẻ đang hòa nhập, nếu bị quát mắng và phạt khi mắc lỗi cũng dễ khiến trẻ tự thu mình, cảm thấy không an toàn, giảm hứng thú học tập và có xu hướng sợ học. Vì vậy, bố mẹ cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm lý của trẻ trong thời kỳ này, để lựa chọn những cách hỗ trợ, động viên trẻ phù hợp. 

Ý thức được “cái tôi” và tính hiếu kỳ 

Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của trẻ trong giai đoạn này là bắt đầu có ý thức về “cái tôi” của mình. Trẻ bắt đầu thích độc lập và dần hình thành suy nghĩ, tự làm theo ý kiến của riêng mình bằng việc đưa ra những lời nhận xét về bản thân và người khác hay một sự việc, hành động mà trẻ bắt gặp, trải qua. 

Cũng do sự thay đổi và phát triển của cơ thể, trẻ chuẩn bị vào lớp một rất hoạt bát và hiếu động, chúng không thích ngồi yên một chỗ, thích được tự do bay nhảy và khám phá thế giới xung quanh. Chính vì thế, tính hiếu kỳ, tò mò càng được đẩy lên cao. Hiếu kỳ cũng là bản tính tự nhiên của trẻ, đây là một điều tốt, vì sẽ giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh. Ở lứa tuổi này, trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú, cái gì cũng muốn biết, muốn hiểu, và luôn đặt câu hỏi “tại sao” với người lớn. Nếu không nhận được câu hỏi thỏa đáng, sẽ khiến trẻ giảm hứng thú và không muốn hỏi khi có điều gì đó không hiểu. 

Vì vậy, bố mẹ cần là người định hướng, ở bên cạnh giải đáp những thắc mắc cho trẻ, giúp con chuẩn bị hành trang vững chắc cho năm học mới

Trẻ cần được cha mẹ đồng hành trong cả một quá trình

Đối với trẻ lên 6, việc các con có dễ dàng hòa nhập trong một môi trường mới được hay không phụ thuộc rất lớn vào sự hướng dẫn của cha mẹ. Quá trình này ở mỗi trẻ là khác nhau, có trẻ chỉ mất 1 tuần để kết bạn, làm quen với mọi người mà không gặp khó khăn gì nhưng quá trình này cũng có thể kéo dài từ vài tháng cho đến cả năm học nếu như trẻ chưa sẵn sàng. Việc này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như kết quả học tập của trẻ sau này, có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái tâm lý lo âu, hoảng sợ…

Cha mẹ nên là người bạn, đồng hành cùng con trong cả quá trình học.

Ba mẹ có thể đồng hành cùng con vào lớp 1 bằng cách nào?

Có rất nhiều cách để cha mẹ có thể đồng hành cùng con vào lớp 1. Song, dù là cách nào đi nữa thì cha mẹ cũng cần hiểu rõ về tâm lý lứa tuổi của con cũng như những khó khăn mà con đang gặp phải để có thể hiểu được những biến đổi từ thái độ của con và có những hỗ trợ cần thiết. Trong đó, việc tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, vui vẻ, chuẩn bị cùng các kỹ năng sống cần thiết, hướng dẫn con những bài tập cơ bản như nhận biết được chữ cái, đếm từ 1 đến 10 và thực hiện các phép so sánh, cộng trừ đơn giản sẽ là hành trang để con vững tin vào lớp 1.

Để trang bị cho con những kiến thức nền tảng trên, cha mẹ có thể tham khảo: Chương trình Phát triển năng lực. 

Chương trình cung cấp 2 môn Toán và Tiếng Việt, với hệ thống kiến thức bám sát chương trình GDPT mới, cung cấp cho cha mẹ và các con bức tranh tổng quan về lộ trình học. Với phương pháp tiếp cận hiện đại, mới mẻ và sáng tạo, con sẽ được học trong vui vẻ, không áp lực. Cha mẹ dễ dàng đồng hành cùng con trong việc học tại nhà, chỉ 20-30 phút mỗi ngày. Sự gắn kết trong việc học sẽ giúp con dễ dàng phát triển và làm quen với những điều mới mẻ xung quanh. 

ĐĂNG KÝ NGAY CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẠI ĐÂY để con được trải nghiệm ngay hôm nay cha mẹ nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây