Giải mã 5 năng lực Toán học cần đạt theo chương trình Giáo dục phổ thông mới

0
321

Với chương trình thay đổi trong năm học 2020-2021, học sinh không chỉ hoàn thành nội dung kiến thức cần học mà còn phải đạt các yêu cầu đầu ra theo Bộ đưa ra. 

Theo dự thảo Thông tư ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, việc đánh giá kết quả không nặng về điểm số mà coi trọng đánh giá quá trình, sự tiến bộ của học sinh; không so sánh, xếp loại học sinh này với học sinh khác; không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và phụ huynh.

5 năng lực Toán học cần đạt theo chương trình Giáo dục phổ thông mới là: 

  1. Năng lực tư duy và lập luận Toán học

“Giúp trẻ biết cách quan  sát, biết tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống và mô tả được kết quả của việc quan sát.”

Biểu hiện của năng lực này là học sinh được thực hiện các hành động sau: 

  • Biết cách so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề…
  • Chỉ ra được các chứng cứ, lý lẽ và biết cách lập luận hợp lý trước khi kết luận
  • Giải thích hoặc điều chỉnh cách thức giải quyết vấn đề về phương diện Toán học

Nhờ hệ thống bài giảng đầy đủ kết hợp cùng phương pháp giảng dạy khoa học trong chương trình Phát triển năng lực (PTNL) Toán 1 sẽ giúp con biết cách tư duy, lập luận logic trong làm Toán. Đặc biệt năng lực này sẽ được thể hiện qua các bài toán có lời giải bởi con sẽ phải lập luận để đưa ra kết quả. 

  1. Năng lực mô hình hóa Toán học

“Trẻ lựa chọn được các phép toán, công thức số học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các  nội  dung, ý tưởng của tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn đơn giản.”

Biểu hiện của năng lực này là học sinh được thực hiện các hành động sau: 

  • Sử dụng mô hình hóa toán học (gồm công thức, phương trình, biểu đồ, đồ thị,…) để mô tả các tình huống đặt ra trong các bài toán thực tế. 
  • Giải quyết vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập 

Ví dụ: Với bài toán: Bố Nam có một  mảnh vườn chu vi 48 mét, Bố định bớt đi mỗi chiều 3m để làm lối đi. Như vậy mảnh vườn của bố Nam bị giảm đi bao nhiêu mét vuông?

Để giải bài toán trên, học sinh cần phải thảo luận đưa về mô hình toán học: tìm chiều dài, chiều rộng, chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật. 

Không còn là những bài giảng với những con số cứng nhắc, chương trình PTNL Toán 1 giúp học sinh tiếp cận bài học thông qua những hình ảnh trực quan, sống động. Từ những ví dụ thực tế con sẽ biết cách mô tả các quy luật, các phép tính theo mô hình và thiết lập nó với những ngữ cảnh ngoài đời sống. 

  1. Năng lực giải quyết vấn đề Toán học

“Giúp trẻ nhận biết được vấn đề cần giải quyết, nêu được thành câu hỏi, nêu được cách  thức giải quyết vấn đề, thực hiện và trình bày được cách thức  giải  quyết vấn đề ở mức độ đơn giản.”

Biểu hiện của năng lực này là học sinh được thực hiện các hành động sau: 

– Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học.

– Đề xuất, lựa chọn được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề.

– Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích (bao gồm các công cụ và thuật toán) để giải quyết vấn đề đặt ra.

– Đánh giá giải pháp đề ra và khái quát hóa cho vấn đề tương tự.

Bên cạnh những những kiến thức quan trọng, chương trình PTNL Toán 1 giúp con đi sâu, hiểu kỹ vấn đề chứ không chỉ đơn giản là giải tóa. Nhờ vậy, con có thể chủ động đề xuất các hướng giải khác nhau để tránh máy móc trong quá trình làm bài.

  1. Năng lực giao tiếp Toán học

“Trẻ có thể nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm  tắt) được các thông tin toán học trọng tâm; Trình  bày,  diễn  đạt  (nói hoặc viết) được các nội dung, ý  tưởng,  giải  pháp  toán  học trong sự tương tác với người khác (người đồng hành); Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận.”

Biểu hiện của năng lực này là học sinh thực hiện được các hành động sau:

– Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học cần thiết được trình bày dưới dạng văn bản toán học hay do người khác nói hoặc viết ra.

– Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (với yêu cầu thích hợp về sự đầy đủ, chính xác).

– Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học (chữ số, chữ cái, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic,…) kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác.

Với mỗi một bài giảng trong Chương trình PTNL Toán 1, giáo viên sẽ hướng dẫn con cách trình bày, diễn đạt bài toán theo cách hiểu của mình với cha mẹ – người đồng hành trong suốt buổi học của con. Việc làm này không chỉ giúp con hiểu rõ bản chất của kiến thức mà còn phát triển cách sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu. 

  1. Năng lực sử dụng công cụ phương tiện Toán học

“Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán đơn giản (que tính, thẻ số, thước…); Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện những nhiệm vụ học tập toán đơn giản; Làm quen với phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ học tập.”

Biểu hiện của năng lực này là học sinh thực hiện được các hành động sau:

– Biết tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các đồ dùng, phương tiện trực quan thông thường, phương tiện khoa học công nghệ (đặc biệt là phương tiện sử dụng công nghệ thông tin), phục vụ cho việc học toán.

– Sử dụng thành thạo và linh hoạt các công cụ, phương tiện học toán, đặc biệt phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học (phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi).

– Chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.

Chương trình PTNL Toán 1 đi kèm với bộ giáo cụ Hộp Kiến Thức với tia số, thang cân bằng, thẻ số,… giúp con vận dụng công cụ Toán học một cách hiệu quả và thuận tiện hơn trong quá trình học, tiếp cận môn Toán dễ dàng ngay từ những năm học đầu tiên.

Khám phá bộ kit con sẽ được:

  • Thực hành 2 phiếu bài tập gồm nhiều dạng bài từ dễ đến khó giúp con phát triển tư duy hiệu quả
  • Trải nghiệm Bộ thẻ số (Thẻ và kí hiệu toán học; Tia số; Bảng số; Cân thăng bằng) dùng để tính toán, các so sánh toán học
  • Sử dụng Bộ bút màu sử dụng để đánh dấu, tô màu trong phiếu; bút chì, thước kẻ dùng để nối, vẽ các nội dung trong bài học; bút dạ dùng để viết bảng trắng và giẻ lau.
  • Đoạn dây để so sánh, đo lường các nội dung học tập trong bài học.

=> Từ đó, kết quả học tập của con không những được cải thiện mà còn giúp con yêu Toán, thích Toán một cách tự nhiên.

Cha mẹ đăng ký ngay cho con học: TẠI ĐÂY

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây