Các tips giúp con học vần nhanh

0
565

Đối với các con học lớp 1, kiến thức đầu tiên con cần được làm quen là về các âm, vần. Và việc dạy cho con làm thế nào để đánh vần, học vần là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm 

Đặc biệt, năm 2020-2021 là năm đầu tiên áp dụng chương trình Giáo dục phổ thông mới (Chương trình 2018), với sự thay đổi về phương pháp học, bộ sách giáo khoa và cách đánh giá, không những con gặp nhiều bỡ ngỡ mà ba mẹ cũng khó tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới. Có rất nhiều phương pháp để dạy con đánh vần trong môn Tiếng Việt hiệu quả, nhưng trước hết ba mẹ cần lưu ý những điểm dưới đây:

1. Phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái

Nhiều bạn nhầm lẫn giữa tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái.

Chẳng hạn: Chữ b, tên gọi là “bê”, âm đọc là “bờ”. Để nhớ và phân biệt tên gọi và âm đọc có thể dùng câu sau:

Chữ “bê” (b) em đọc là “bờ”

Chữ “xê” (c) em đọc là “cờ”, chuẩn không?

Đặc biệt có 3 chữ cái c (xê), k (ca), q (quy) đều đọc là “cờ”. Theo thầy Trần Mạnh Hưởng thì chữ q không gọi tên là “cu” nữa mà gọi tên là “quy”.

Với các phụ âm, nguyên âm ghi bởi 2 – 3 chữ cái thì các bạn nhớ bảng sau:

Cách dạy trẻ đánh vần Tiếng Việt

2. Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm chữ viết của tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, những đặc điểm loại hình này có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học Học vần.

a) Về ngữ âm

Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu, các âm tiết được nói rời, viết rời, rất dễ nhận diện. Mặt khác, ranh giới âm tiết tiếng Việt trùng với ranh giới hình vị, do vậy, hầu hết các âm tiết tiếng Việt đều có nghĩa. Chính vì điều này, tiếng (có nghĩa) được chọn làm đơn vị cơ bản để dạy học sinh học đọc, viết trong phân môn Học vần.

Với cách lựa chọn này, ngay từ bài học tiếng Việt đầu tiên, học sinh đã được tiếp cận với một tiếng tối giản, là nguyên liệu tạo nên các từ đơn và từ phức trong tiếng Việt, Cũng vì vậy, học sinh chỉ học ít tiếng nhưng lại biết được nhiều từ chứa những tiếng mà các em đã biết.

b) Về cấu tạo

Âm tiết tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ, các yếu tố trong âm tiết kết hợp theo từng mức độ lỏng chặt khác nhau: phụ âm đầu, vần và thanh kết hợp lỏng, các bộ phận trong vần kết hợp với nhau một cách chặt chẽ. Vần có vai trò đặc biệt quan trọng trong âm tiết. Đây là cơ sở của cách đánh vần theo quy trình lập vần (a-mờ-am), sau đó ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng (lờ-am-lam-huyền-làm).

3. Cách đánh vần 1 tiếng

Ta thấy 1 tiếng đầy đủ có 3 thành phần: âm đầu – vần – thanh, bắt buộc phải có: vần – thanh, có tiếng không có âm đầu.

Ghi nhớ:

  • Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận: Âm đầu, vần và thanh
  • Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.

Ví dụ 1. Tiếng an có vần “an” và thanh ngang, không có âm đầu. Đánh vần: a – nờ – an.

Ví dụ 2. Tiếng ám có vần “am” và thanh sắc, không có âm đầu. Đánh vần: a – mờ – am – sắc – ám.

Ví dụ 3. Tiếng bầu có âm đầu là “b”, có vần “âu” và thanh huyền. Đánh vần: bờ – âu – bâu – huyền – bầu.

Ví dụ 4. Tiếng nhiễu có âm đầu là “nh”, có vần “iêu” và thanh ngã. Đánh vần: nhờ – iêu – nhiêu – ngã – nhiễu.

Cách dạy trẻ đánh vần Tiếng Việt

Ví dụ cấu tạo tiếng “nhiễu”

Chú ý: Vần đầy đủ có âm đệm, âm chính và âm cuối.

Ví dụ 5. Tiếng Nguyễn âm đầu là “ng”, có vần “uyên” và thanh ngã. Vần “uyên” có âm đệm là “u”, âm chính là “yê”, âm cuối là “n”. Đánh vần “uyên” là: u – i – ê – nờ – uyên hoặc u – yê (ia) – nờ – uyên. Đánh vần “Nguyễn” là: ngờ – uyên – nguyên – ngã – nguyễn.

Cách dạy trẻ đánh vần Tiếng Việt

Ví dụ cấu tạo vần của tiếng Nguyễn

Ví dụ 6. Tiếng yểng, không có âm đầu, có vần “yêng” và thanh hỏi. Vần “yêng” có âm chính “yê”, âm cuối là “ng”. Đánh vần: yêng – hỏi – yểng.

Ví dụ 7. Tiếng bóng có âm đầu là “b”, vần là “ong” và thanh sắc. Đánh vần vần “ong”: o – ngờ – ong. Đánh vần tiếng “bóng”: bờ – ong – bong – sắc – bóng.

Ví dụ 8. Tiếng nghiêng có âm đầu là “ngh”, có vần “iêng” và thanh ngang. Vần “iêng” có âm chính “iê” và âm cuối là “ng”. Đánh vần tiếng nghiêng: ngờ – iêng – nghiêng. Đây là tiếng có nhiều chữ cái nhất của tiếng Việt.

Ví dụ 9. Với từ có 2 tiếng Con cá, ta đánh vần từng tiếng: cờ – on – con – cờ – a – ca – sắc – cá.

Ví dụ 10. Phân biệt đánh vần “da” (trong da thịt ) và “gia” (trong gia đình).

“da” : dờ -a-da.

“gia” có âm hoàn toàn như “da” nhưng vì lợi ích chính tả được đánh vần là: gi (đọc là di)-a- gia.

Như vậy, ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về đánh vần các tiếng theo sách giáo khoa cải cách giáo dục.

Ngoài ra, để con học tốt chương trình học trên lớp cũng như được hướng dẫn cách đánh vần từ, tiếng cụ thể, ba mẹ có thể tham khảo Chương trình Phát triển năng lực Tiếng Việt 1 do Hệ thống giáo dục HOCMAI xây dựng. Với phương pháp tiếp cận mới mẻ, độc đáo, con sẽ được trải nghiệm kiến thức 1 cách bài bản, dễ hiểu thông qua những video hoạt họa sinh động, hấp dẫn thị giác. 

Mỗi ngày con chỉ cần học từ 10-15 phút, kết hợp với  các bài tập tự luyện online đi kèm chương trình học, con đã có thể nắm chắc và ghi nhớ kiến thức. Đồng thời khóa học còn giúp con làm quen và chủ động với việc học tại nhà, mở rộng tầm hiểu biết, sáng tạo và phát triển khả năng ngôn ngữ một cách toàn diện nhất. 

Ba mẹ đăng ký ngay cho con để nhận được nhiều ưu đãi: TẠI ĐÂY

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây