Phát triển năng lực

5 năng lực cần đạt trong môn Toán lớp 1 theo chương trình Giáo dục phổ thông mới

Năm nay là năm đầu tiên chương trình GDPT mới thay đổi ở lớp 1, ngoài những đổi mới về bộ sách giáo khoa, phương pháp học và giảng dạy thì đổi mới trong cách đánh giá học sinh cũng có nhiều sự khác biệt so với chương trình hiện hành.

Thay vì đánh giá học sinh dựa trên điểm số trong quá trình học và các bài thi, bài kiểm tra cuối năm; việc đánh giá kết quả không nặng về điểm số mà coi trọng đánh giá quá trình, sự tiến bộ của học sinh; không so sánh, xếp loại học sinh này với học sinh khác; không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và phụ huynh.

Đặc biệt, các em học sinh cần phải đạt 5 năng lực theo yêu cầu của Bộ khi kết thúc môn học, cụ thể:
1. Thực hiện thao tác tư duy ở các mức độ đơn giản
2. Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản
3. Lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề
4. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản
5. Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập

Phát triển năng lực giúp học sinh đáp ứng đủ 5 năng lực cần đạt

Với khóa Phát triển năng lực Toán 1, sau khi hoàn tất khóa học, đảm bảo con sẽ đáp ứng được các yêu cầu cần đạt, bởi:
– Phương pháp tiếp cận từ các chương trình giáo dục nước phát triển trên thế giới (Mỹ, Singapore) giúp tạo hứng thú và tính tò mò cho con trong quá trình học.
– Phương pháp dạy học tích cực giúp con khám phá và hiểu bản chất Toán học.
– Con được hình thành và phát triển năng lực Toán học thông qua các hoạt động rèn khả năng quan sát, đánh giá, giải quyết vấn đề.

+ Mỗi tiết học chỉ kéo dài trong vòng 30 phút, thay vì ghi chép ghi nhớ từ những bài học lý thuyết thì ở trong mỗi bài học, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động cùng với cô giáo và người đồng hành như: quan sát mô hình, hình ảnh thực tế ; vận dụng Toán vào những hoạt động thường ngày để giải quyết vấn đề ,… để hiểu bản chất một cách đơn giản nhất nhờ vào các ví dụ thực tiễn.

+ Giáo viên đặt ra nhiều “góc nhìn” khác nhau cho cùng một vấn đề để khai thác tối đa trí tưởng tượng/bản năng thích chiếm lĩnh của con trẻ bằng các tình huống quen thuộc (kích thích học sinh suy nghĩ theo nhiều hướng). Từ đó, tạo cho học sinh thói quen tư duy nhiều chiều, tìm ra nhiều lối đi cho 1 bài toán và tự lựa chọn cách đi phù hợp.

+ Giáo viên thường xuyên sử dụng câu hỏi gợi mở, câu hỏi truy vấn trong từng bước của quá trình tổ chức hoạt động để kích hoạt trí tò mò của trẻ bằng cách trả lời lần lượt từng câu hỏi nhỏ trong chuỗi câu hỏi của GV, học sinh sẽ có được kiến thức cần thiết mà giáo viên truyền đạt tới cho mình.

+Giáo viên sử dụng hệ thống ví dụ từ trong thực tế cuộc sống, đặc biệt là các tình huống thân thuộc với học sinh hàng ngày trong giờ học. Thông qua đó, trẻ dần dần thấy Toán học ở xung quanh, toán học không xa lạ, giáo viên chỉ giúp trẻ chuẩn hóa lại các thuật ngữ hoặc mô hình hóa toán học

+ Hệ thống kênh hình sinh động kích thích tư duy hình ảnh và trí tưởng tượng của học sinh

+ Học sinh được thực hành kiến thức trong mỗi buổi học theo sự hướng dẫn của giáo viên và người đồng hành. Từ đó việc học tập trở nên dễ dàng hơn theo hướng giúp con chủ động khám phá kiến thức và hiểu đúng bản chất vấn đề, dần dần hình thành tư duy suy luận và phản biện.
“Học mà chơi, chơi mà học” chính là yếu tố quan trọng mà khóa học hướng tới, con không chỉ được học vui vẻ, mà còn được tiếp cận với môn Toán một cách nhẹ nhàng ngay từ năm học đầu tiên.

Cha mẹ đăng ký ngay khóa Phát triển năng lực Toán 1 cho con tại link sau: hocmai.link/WQXOzt